fbpx

News & Press Release

Ghi nhận về mưa lớn kỉ lục và lụt tại miền Nam Thái Lan

do ảnh hưởng của Áp thấp Nhiệt đới & Gió mùa Đông Bắc

~Lưu ý về diễn biến mưa lớn kéo dài trong 1 tháng tiếp theo tại miền Nam Việt Nam và miền Nam Thái Lan~

Hanoi Office >

 Từ ngày 1 tháng 12 tới ngày 7 tháng 12 vừa qua, miền Nam Thái Lan đã xảy ra ngập lụt nặng do mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ sở hạ tầng và sự điều tiết giao thông, cũng như thiệt hại về người và của. Công ty Weathernews (trụ sở chính ở TP Chiba, Nhật Bản; CEO: Ông Chihito Kusabiraki) đã tiến hành phân tích hiện tượng mưa lớn tại Thái Lan và đưa ra thông cáo dự báo về diễn biến mưa cho tháng 1 năm 2017.

◆ Về hiện tượng mưa lớn kéo dài từ 1/12 tới 7/12 tại miền Nam Thái Lan
 Theo trạm quan trắc khí tượng tự động (AWS) của Cục Khí tượng Thuỷ Văn Thái Lan, trong suốt 7 ngày từ 1/12 tới 7/12, tại các vùng vên biển Vịnh Thái Lan ở miền Nam của Thái Lan (về phía Biển Đông) đã có mưa lớn liên tục với tổng lượng mưa trên 500mm. Đặc biệt mưa lớn được ghi nhận ở hai tỉnh Bangjak và Nakhonsithamara, với tổng lượng mưa lần lượt là 857.6mm và 756.2mm (bản đồ 1). Bên cạnh đó, các phân tích độc lập dựa trên dữ liệu từ vệ tinh nhân tạo của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ của Nhật Bản (JAXA) cũng cho thấy nhiều nơi ở vùng duyên hải ven biển Đông ở miền Nam Thái Lan đã có mưa lớn vượt quá 1000mm (sơ đồ 2).

Sơ đồ 1:Tổng lượng mưa tại Thái Lan từ 1/12 tới 7/12 năm 2016 theo Dữ liệu quan trắc khí tượng tự động(AWS) của Cục KTTV Thái Lan
Sơ đồ 1:Tổng lượng mưa tại Thái Lan từ 1/12 tới 7/12 năm 2016 theo Dữ liệu quan trắc khí tượng tự động(AWS) của Cục KTTV Thái Lan
Sơ đồ 2: Tổng lượng mưa tại Thái Lan từ 1/12 tới 7/12 năm 2016 chiết xuất từ Bản đồ mưa vệ tinh toàn cầu (GSMap) tính toán bởi JAXA. Dữ liệu mưa vệ tinh ứng dụng công nghệ quan trắc viễn thám nên có sai số lớn hơn so với dữ liệu mưa quan trắc bằng hệ thống trạm mặt đất (sơ đồ 1)
Sơ đồ 2: Tổng lượng mưa tại Thái Lan từ 1/12 tới 7/12 năm 2016 chiết xuất từ Bản đồ mưa vệ tinh toàn cầu (GSMap) tính toán bởi JAXA. Dữ liệu mưa vệ tinh ứng dụng công nghệ quan trắc viễn thám nên có sai số lớn hơn so với dữ liệu mưa quan trắc bằng hệ thống trạm mặt đất (sơ đồ 1)
 Như các năm trước, từ cuối tháng 11 trở đi khu vực từ phía Nam biển Đông tới bán đảo Mã Lai thường bước vào thời kì mà các khối khí hoạt động hỗn loạn hơn kích thích sự đối lưu phát triển mạnh mẽ gây mưa. Từ mùa thu năm nay, dưới ảnh hượng của hiện tượng La Nina (Lớp nước biển bề mặt khu vực Xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi bất thường), nhiệt độ bề mặt biển tại Biển Đông sẽ cao hơn các năm trước (sơ đồ 3), tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển mây vũ tích. Từ 1/12 tới 2/12, khối mây vũ tích lớn đã phát triển trên diện rộng ở Vịnh Thái Lan và di chuyển qua miền Nam Thái Lan. Sau đó, tại vùng biển phía Tây của bán đảo Mã Lai đã hình thành khối áp thấp nhiệt đới (sơ đồ 4), gặp khối không khí lạnh do gió mùa Đông Bắc tràn xuống từ phía Đông. Sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển mạnh mẽ, gây ra vùng không khí hoạt động hỗn loạn và kết quả là hiện tượng mưa lớn kỉ lục liên tục kéo dài trong suốt 1 tuần trên diện rộng tại khu vực Biển Đông của miền Nam Thái Lan.
Sơ đồ 3: Biến đổi của nhiệt độ bề mặt biển từ 27/1/2106 tới 3/12/2016 so với trung bình mọi năm (Tính toán theo dữ liệu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ NOAA)
Sơ đồ 3: Biến đổi của nhiệt độ bề mặt biển từ 27/1/2106 tới 3/12/2016 so với trung bình mọi năm
(Tính toán theo dữ liệu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ NOAA)
Sơ đồ 4: Quỹ tích của Nhiễu động Nhiệt đới từ 1/12/2016 tới 11/12/2016  ( biến đổi thành Áp thấp nhiệt đới vào ngày 4/12/2016)
Sơ đồ 4: Quỹ tích của Nhiễu động Nhiệt đới từ 1/12/2016 tới 11/12/2016
( biến đổi thành Áp thấp nhiệt đới vào ngày 4/12/2016)

Cảnh báo về mưa lớn kéo dài tại khu vực từ miền Nam Việt Nam tới miền Nam Thái Lan trong 1 tháng tới
 Sau đây khu vực xung quanh Biển Đông sẽ tiếp tục có xu hướng tăng dần nhiệt độ mặt biển và được dự báo tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối lưu không khí phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, dưới tác động của gió mùa Đông Bắc, các khối mây vũ tích hình thành trên Biển Đông sẽ phát triển và di chuyển xuống phía Tây Nam. Chính vì vậy, trong 1 tháng tới ở khu vực từ miền Nam Việt Nam sang miền Nam Thái Lan được dự báo có mưa lớn hơn mọi năm (sơ đồ 5). Đặc biệt tại những địa phương của Việt Nam đã chịu thiệt hại nặng nề từ ngập lụt, mưa lớn trước đó như TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục xảy ra triều cường gây thiệt hại và ngập lụt cục bộ. Trong thời gian cuối năm, Quý khách có kế hoạch tham quan hoặc làm việc tại khu vực này cần chú ý chuẩn bị đối phó với mưa lớn và ngập úng.

Sơ đồ 5: Dự báo biến đổi của tổng lượng mưa 16/12/2016 đến 12/1/2017 (đơn vị: mm) so với trung bình hàng năm (Tính toán dựa trên thông tin dự báo 1 tháng của Cục KTTV Nhật Bản JMA)
Sơ đồ 5: Dự báo biến đổi của tổng lượng mưa 16/12/2016 đến 12/1/2017 (đơn vị: mm) so với trung bình hàng năm
(Tính toán dựa trên thông tin dự báo 1 tháng của Cục KTTV Nhật Bản JMA)